Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Cách làm bánh Flan thơm ngon

Cách làm bánh Flan thơm ngon dành cho gia đình

Có rất nhiều cách làm bánh Flan thơm ngon cho cả gia đình, hãy cùng điểm qua 3 loại bánh Flan dễ làm nhất cùng với các nguyên liệu dễ kiếm và ít tốn kém chi phí. Hãy trổ tài vào bếp của bạn và sử dụng công thức làm bánh Flan thơm ngon và cực kì dễ dàng này nhé.
1. Bánh flan nước cốt dừa
Nguyên liệu:
cach-lam-banh-flan-nuoc-cot-dua-danh-cho-gia-dinh (1)
Các nguyên liệu cần có khi làm bánh Flan nước cốt dừa.
Cho phần caramel: 90gr đường; 70 ml nước lạnh; 30 ml nước nóng.
– 2 quả trứng gà
– 1 lòng đỏ trứng gà
– 190 ml nước cốt dừa
– 90 ml sữa tươi không đường
– 3 muỗng canh sữa đặc
– 1 muỗng cà phê rượu rum
– 2 muỗng cà phê nước vanilla.
Thực hiện:
Bước 1: Cho đường và nước lạnh vào nồi hòa tan, sau đó bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ.
Bước 2: Trong khi nấu bạn nhớ cầm cán nồi lắc lắc để đường tan và không bị trào. Khi thấy đường chuyển qua màu vàng nâu là bạn cho nước sôi vào nấu sôi lại là tắt bếp. Đổ caramel vào các chén nhỏ.
Bước 3: Sữa đặc và sữa tươi cho vào nồi, bắc lên bếp nấu tan đường là tắt bếp. (Chỉ cần đường tan sữa vừa nóng lên không cần sôi mạnh các bạn nhé). Sau đó cho nước cốt dừa vào hòa chung.
Bước 4: Trứng cho vào âu, đánh tan, sau đó cho sữa+ cốt dừa còn nóng vào khuấy đều.
Cuối cùng cho vanilla và rượu rum vào hòa chung. Lược hỗn hợp này qua ray loại bỏ cặn.
Bước 5: Đổ hỗn hợp này vào các chén nhỏ có caramel. Dùng giấy bạc bọc kín miệng chén.
cach-lam-banh-flan-nuoc-cot-dua-danh-cho-gia-dinh (2)
Bước 6: Cho 1 ít nước vào nồi. Xếp 1 cái khăn cho vào nồi luôn. Cuối cùng xếp các chén sữa trứng vào, dậy nắp lại bắt lên bếp nấu 35-40 phút với lửa nhỏ.
Lưu ý: Xếp cái khăn vào nồi mục đích là khi nước sôi không di chuyển được các chén flan. Nấu lửa nhỏ vì muốn flan không bị rổ mặt.
Nếu muốn caramel bám vào flan có màu như hình thì sau khi hấp xong, chờ flan nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh để 1-2 ngày, lúc này đổ ra flan của bạn rất đẹp.
Bước 7: Dùng dao có lưỡi mỏng khoanh tròn bánh flan cốt dừa, sau đó úp vào dĩa.
2. Bánh Flan sữa đậu nành
Bạn có thể tham khảo cách làm bánh flan sữa đậu nành dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
cach-lam-banh-flan-sua-dau-nanh-danh-cho-gia-dinh (2)
Các nguyên liệu làm bánh Flan sữa đậu nành cần có.
Cho phần caramel: 70 gr đường; 40 mước lạnh; 30 ml nước nóng.
Cho phần flan:
– 2 quả trứng gà
– 260 ml sữa đậu nành
– 80 gr đường
– 1 muỗng cà phê vanilla
– 1 muỗng cà phê rượu rum.
Thực hiện:
Bước 1: Cho đường và nước lạnh vào nồi hòa tan, sau đó bắt lên bếp nấu với lửa nhỏ. Trong khi nấu bạn nhớ cầm cán nồi lắc lắc để đường tan và không bị trào. Khi thấy đường chuyển qua màu vàng nâu là bạn cho nước sôi vào nấu sôi lại là tắt bếp. Đổ caramel vào các chén nhỏ.
Bước 2: Đường và sữa đậu nành cho vào nồi, bắt lên bếp nấu tan đường là tắt bếp. (Chỉ cần đường tan sữa vừa nóng lên không cần sôi mạnh các bạn nhé).
Bước 3: Trứng cho vào âu, đánh tan.
Sau đó cho sữa còn nóng vào khuấy đều.
Bước 4: Cho vanilla và rượu rum vào hòa đều.
Bước 5: Lược hỗn hợp này qua rây loại bỏ cặn.
cach-lam-banh-flan-sua-dau-nanh-danh-cho-gia-dinh (1)
Đổ hỗn hợp này vào các chén nhỏ có caramel. Dùng giấy bạc bọc kín miệng chén.
Bước 6: Cho 1 ít nước vào nồi, xếp 1 cái khăn cho vào nồi luôn. Cuối cùng xếp các chén sữa trứng vào, dậy nắp lại bắt lên bếp nấu 20-25 phút với lửa vừa.
Lưu ý: Xếp khăn vào nồi mục đích là khi nước sôi không di chuyển được các chén flan. Nấu lửa vừa vì muốn flan không bị rổ mặt.
Dùng dao có lưỡi mỏng khoanh tròn bánh flan sữa đậu nành, sau đó úp vào đĩa. Trang trí dâu tây và lá bạc hà cho đẹp.
Hy vọng với cách làm đơn giản này, bạn sẽ có những chiếc bánh flan đẹp như ý.
3. Bánh Flan Caramen
Mùi thơm của sữa quyện cùng vị béo ngậy của trứng gà lẫn chút ngọt đậm của đường thắng sẽ khiến mọi người trong gia đình bạn khó có thể từ chối món caramen.
Vậy chúng ta hãy cùng bếp làm món caramen thơm ngon, thanh mát này. Cách làm caramen chị em có thể tham khảo tại đây.
cach-lam-banh-flan-caramen-danh-cho-gia-dinh (2)
Các nguyên liệu cần có khi làm bánh Flan Caramen.
Nguyên liệu:
– 6 quả trứng gà
– 2,5 cup sữa tươi ( 1cup =240ml).
– 1cup đường cát.
– 1 muỗng vani
– 1 muỗng rượu rum.
Cách làm:
Bước 1: Cho 1/2 cup đường cát, 2 muỗng nước vào nồi trộn đều.
Bước 2: Đặt nồi lên bếp để thắng, vặn lửa liu riu đến khi đường chuyển sang màu cánh gián là được.
Bước 3: Cho nước đường caramen láng đầy đáy khuôn.
Bước 4: Trong thời gian chờ nước đường cứng lại, các bạn lấy 3 quả trứng gà nguyên( gồm cả lòng đỏ và lòng trắng), thêm 3 lòng đỏ (lòng trắng bỏ lại không lấy) cho vào tô cùng với 1/2 cup đường cát và 1 muỗng vani.
Dùng phới trộn đều .
Bước 5: Cho 2,5 cup sữa tươi vào nồi.
Bước 6: Sau đó đặt lên bếp thấy sữa bắt đầu chớm sôi thì tắt.
Bước 7: Đổ toàn bộ sữa vào tô trứng gà.
Bước 8: Cho 1 muỗng rượu rum vào tô rồi dùng phới trộn đều.
Bước 9: Lọc hỗn hợp qua rây cho mịn.
Bước 10: Lúc này nước đường đã cứng lại, rót hỗn hợp vào từng khuôn.
Bước 11: Cho tất cả vào xửng.
cach-lam-banh-flan-caramen-danh-cho-gia-dinh (1)
Đặt lên bếp hấp chín khoảng 20 phút. Trong quá trình hấp cứ 5 phút bạn lau nước trên nắp vung 1 lần để tránh nước rơi xuống khiến mặt bánh bị rỗ.
Thế là chúng ta đã có món caramen mềm mịn, thơm ngon. Các bạn hãy để bánh nguội rồi cho vào tủ lạnh dùng dần nhé!
Trước khi thưởng thức, bạn dùng dao lách xung quanh khuôn rồi cho ra đĩa.
Chúc các bạn thành công với món bánh flan cốt dừa dễ ăn cho cả gia đình!

Cách làm kem chuối cực ngon

Cách làm kem chuối cực ngon ngay tại nhà

Đứa trẻ nào cũng bị “hút hồn” bởi “ma lực” của kem chuối, ngay cả người lớn cũng vậy. Vậy cách làm kem chuối thơm ngon như thế nào để tủ lạnh nhà bạn luôn có món kem chuối khoái khẩu?
Sau đây là bí quyết để làm các món kem chuối cực ngon cho gia đình.
cách làm kem chuối 7
Món kem chuối bịch
Nguyên liệu:
– 6 quả chuối chín vừa
– 300ml nước cốt dừa
– 250 gr dừa nạo
– 50 gr đậu phộng (lạc) rang giã nhỏ
Cách làm:
cách làm kem chuối
– Lấy 300ml nước cốt dừa đun nhỏ lửa với một ít muối và đường. Cho thêm một ít bột sắn hoặc bột năng hòa với nước vào nồi nước cốt dừa để tạo một hỗn hợp sền sệt. Sau đó nhấc nồi xuống để nguội.
cách làm kem chuối 1

– Cắt quả chuối thành nhiều lát sau đó bỏ vào túi nilon hoặc bỏ chuối vào túi nilon sau đó dùng thớt ép cho quả chuối dẹp ra.
cách làm kem chuối 2
– Lấy dao cắt làm đôi phần chuối vừa cắt/ép để vừa ăn.
cách làm kem chuối 3
– Dùng muỗng múc phần hỗn hợp nước cốt dừa, bột năng/bột sắn phết đều lên bề mặt chuối.
cách làm kem chuối 4
– Trở miếng chuối ngược lại và làm tương tự như vậy với mặt sau.
cách làm kem chuối 5
– Lấy phần đậu phộng giã nhỏ và dừa nạo đã chuẩn bị rắc phủ lên miếng chuối.
cách làm kem chuối 6
– Bỏ phần chuối trên vào bịch nilon, gói phần miệng bịch cẩn thận.
Bạn hãy làm một việc gì đó và 5h sau có thể thưởng thức món kem chuối chính tay mình làm tại nhà rồi.
Cách làm kem chuối que
Với kem chuối que, gia đình bạn có thể tận hưởng hương vị cảm giác thơm ngon của kem chuối trên những chiếc que kem xinh xắn.
Nguyên liệu
– Chuẩn bị khoảng 8-10 quả chuối sứ lớn chín rục
– 50 gr đường cát trắng
– 1/2 kg dừa nạo
– 150 gr đậu phộng rang giã hơi nát
– Que tre hoặc que kem đã qua sử dụng
– Bột năng hoặc bột sắn
– Bao nilon
Cách làm:
cách làm kem chuối 8
Chuối bóc sạch vỏ, xiên que tre hoặc que kem vào giữa, sau đó đặt vào bên trong bao nilon.
– Dùng thớt hoặc 2 bề mặt phẳng ép dẹp chuối trong bao nilon.
– Đun nhỏ lửa phần nước cốt dừa, sau đó hòa phần bột năng/ bột sắn với nước và đường cho vào nồi. Dùng đũa cái khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sánh lại.
– Lấy phần dừa nạo và đậu phộng rang giã nhỏ đã chuẩn bị rắc lên bế mặt chuối, sau đó phết nước cốt hỗn hợp nước cốt dừa lên trên.
– Cho tất cả các bịch chuối đã làm xong vào trong 1 hộp nhỏ và đậy nắp lại, đặt vào ngăn đá tủ lạnh.
– Chờ 5h và thưởng thức thành phẩm do chính tay mình làm.
Trên đây là cách làm kem chuối thơm ngon cho gia đình ngay chính ngôi nhà thân yêu của bạn. Làm tại nhà sẽ giúp bạn an tâm hơn trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chúc bạn ngày càng biết nhiều món ăn hơn nữa để làm cho gia đình thưởng thức nhé!

Cách làm bánh xèo ba miền Bắc Trung Nam


Cách làm bánh xèo ba miền Bắc Trung Nam chính gốc

Bánh xèo là một món ăn dân dã len lỏi trong đời sống ẩm thực của con người Việt Nam. Tùy theo vùng miền mà chiếc bánh xèo cũng có những hương vị, màu sắc riêng. Nhiều người phụ nữ trong gia đình học cách làm bánh xèo Ba miền Bắc, Trung và Nam để làm phong phú hơn cho các bữa ăn trong gia đình của mình. Vậy những cách làm đó là gì?
Để học cách làm bánh xèo 3 miền Bắc, Trung và Nam, mời các bạn xem bài viết dưới đây nhé!
1. Cách làm bánh xèo miền Bắc
Đa số nhiều thực khách chỉ biết nghe nhiều đến bánh xèo miền Trung, miền Tây và ít nghe đến bánh xèo miền Bắc và cách làm bánh xèo miền Bắc như thế nào.
Cách làm bánh xèo miền Bắc
Cùng theo dõi nhé!
Nguyên liệu để làm bánh xèo miền Bắc:
– Bột gạo khô: 200 gam
– Bột nghệ: 10 gam
– Bia: 100 ml.
– Thịt lợn: 200 gam
– Tôm: 200 gam
– Nấm hương: 30 gam
– Hành tây: 1 củ
– Giá đỗ: 100 gam
– Hành tím, gừng
– Hành lá
– Gia vị: Muối, nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu
– Rau sống các loại ăn kèm
– Nguyên liệu nước chấm: Nước mắm ngon, tỏi, ớt, đường, chanh
Cách làm bánh xèo miền Bắc
Cách làm bánh xèo miền Bắc 1
– Lấy toàn bộ bột gạo đã chuẩn bị đổ ra một chiếc thau hoặc nồi. Pha bột này với 250 ml nước lọc, toàn bộ bia, 1 muỗng cà phê muối và bột nghệ cộng thêm một ít hành lá. Bia sẽ giúp bánh xèo giòn hơn.
– Thịt lợn (nên chọn thịt ba rọi hoặc phần thịt nhiều mỡ) sau khi mua về rửa sạch, cắt thành từng miếng mỏng. Sau đó ướp với một ít nước nắm, bột ngọt, tiêu bột.
– Tôm sau khi mua về cắt râu, chân và rửa sạch. Sau đó ướp với một ít muối, gừng.
– Hành tây bóc vỏ, thái thành các sợi nhỏ. Giá đỗ rửa sạch, tách hết phần vỏ đỗ. Nấm hương ngâm với nước lạnh cho thật mềm rồi thái nhỏ.
– Rau sống lặt ra, sau đó rửa sạch với nước rồi ngâm với nước muối loãng. Ngâm khoảng 20 phút thì vớt ra để ráo nước.
– Dùng chảo chống dính (hoặc chảo khác cũng được) phi tím băm nhuyễn cho thơm, sai đó bỏ tôm trước, thịt và nấm hương vào sau và đảo đều cho hỗn hợp trên chín. Sau khi hỗn hợp trên đã chín thì cho tiếp hành tây vào xào. Nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
– Tráng bánh: Dùng loại chảo sâu lòng, cho một ít dầu ăn vào. Đợi dầu nóng thật già thì đổ một muỗng canh lớn bột gạo đã chuẩn bị vào tráng đều chảo. Tiếp đến, cho phần tôm thịt đã xào chín lúc trước vào và dàn đều lên mặt bánh, sau đó bỏ thêm giá đỗ lên trên. Đợi khoảng 2 phút để bánh chín và giòn, sau đó dùng xẻng hoặc đũa lấy bánh ra dĩa. Trước khi lấy nhớ gập đôi bánh lại.
– Pha nước chấm: Pha nước chấm theo tỉ lệ 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước lọc, 2 muỗng cà phê nước cốt chanh, tỏi băm sau đó khuấy đều lên. Nếm thấy vừa ăn là được.
Cách làm bánh xèo miền Bắc 2
Tuy cách làm bánh xèo miền Bắc này trông khá dễ, nhưng khi bắt tay vào làm thì sẽ xuất hiện những khó khăn nhất định. Hãy làm thường xuyên để có nhiều kinh nghiệm hơn nhé!
2. Cách làm bánh xèo miền Trung
Cách làm bánh xeo miền trung 1

Chuẩn bị nguyên liệu:
– Bột gạo: 200 gr
– Bột nghệ: 10 gr
– Tôm đất: 200 gr
– Thịt nhiều mỡ: 250 gr
– Nước cốt dừa: 100 ml
– Rau sống: xoài bằm, dưa leo, giá đỗ cọng dài, rau răm, lá quế, xà lách,…
– Gia vị: Hành, tiêu, ớt, tỏi,…
– Mỡ
Cách làm:
– Với món bánh xèo truyền thống của người dân miền Trung, họ thường ngâm gạo thật mềm sau đó xay thành bột bằng cối đá. Để tiện dụng và rút gọn thời gian hơn, ta dùng bột gạo có bán ở các siêu thị. Bột gạo pha 100 ml nước cốt dừa, 10 gr bột nghệ, 150 ml nước lọc và thêm một ít hành lá thái nhỏ, sau đó khuấy đều.
– Ướp phần tôm thịt với một ít nước mắm, hành băm nhuyễn, bột ngọt, tiêu.
Cách làm bánh xeo miền trung 3
– Người dân miền Trung dùng khuôn để đúc bánh xèo, không như các vùng khác dùng chảo lớn và đúc trên lò than. Sau khi bắc khuôn lên, đợi khuôn thật nóng thì cho mỡ vào, khi mỡ đã chảy ra hết và nóng. Cho thịt và tôm vào, dùng đũa đảo qua đảo lại. Múc một vá bột đã chuẩn bị đổ vào khuôn, nhanh tay tráng đều bột ra khắp khuôn bánh, sau đó bỏ thêm giá đỗ lên trên và đậy nắp lại (có nơi không đậy nắp). Khoảng 2 phút bánh sẽ chín. Dùng đũa gập bánh lại, trở bánh qua lại rồi gắp ra đĩa.
– Làm nước chấm: Nước chấm bánh xèo miền Trung vô cùng đậm đặc. Người ta dùng nước mắm nhĩ pha với tỏi ớt giã thật nhuyễn kèm theo đường và bột ngọt, khuấy đều và thêm một miếng chanh vắt.
Cách làm bánh xeo miền trung
Người miền Trung ăn bánh xèo với bánh tráng cuốn rau sống.
Cách làm bánh xeo miền trung 2
Hy vọng với cách làm bánh xèo miền Trung này, những hương vị quê hương sẽ phản phất trong tâm hồn của những người con xa quê.
3. Cách làm bánh xèo miền Nam (miền Tây)
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây
Nguyên liệu:
– 400g bột gạo hoặc bột bánh xèo pha sẵn
– Bột nghệ
– 500ml nước lạnh hoặc nước cốt dừa
– 200g thịt ba chỉ
– 200g tôm
– 10 cái nấm hương
– 100g đậu xanh cà vỏ
– 100g giá đỗ
– 1 củ cà rốt
– hành lá
– dầu ăn
– nước mắm
– hành tím, tỏi
– ớt, rau diếp, rau thơm các loại
Cách làm bánh xèo miền Nam (miền Tây) giòn rụm thơm ngon:
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 1
Cho gói bột bánh xèo vào âu sạch cùng 1 thìa cà phê bột nghệ. Sau đó, pha bột gạo nước nước lạnh hoặc nước cốt dừa, cho thêm chút muối vào bột. Để sang một bên cho bột nở. Trong lúc này chuẩn bị nhân bánh.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 2
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 3
Thịt và tôm làm sạch, rửa sạch: thịt thái mỏng, tôm để nguyên vỏ ướp với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 4
Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng 30 phút rồi cho vào chõ hấp hoặc luộc chín.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 5
Giá đỗ rửa sạch, để ráo.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 6
Cà rốt gọt vỏ bào sợi.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 7
Nấm hương ngâm nở, cắt bỏ chân thái sợi.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 8
Hành lá rửa sạch cắt nhỏ cho vào phần bột bánh.
Cho chảo lên bếp, vặn lửa lớn, cho khoảng 2 muỗng dầu ăn vào chảo và đun nóng. (Nên dùng chảo cũ để tráng bánh, có thể dùng chảo không dính để giảm lượng dầu sử dụng. Không nên dùng chảo mới để tráng bánh, bánh sẽ dính chảo và không ngon.)
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 9
Cho thịt vào xào, tiếp đến cho tôm vào xào cùng nấm hương, đảo đều cho chín. Nêm ½ thìa bột nêm rồi cho tôm thịt ra bát.
Đổ một muôi bột bánh vào chảo, nhanh tay nghiêng chảo để bột láng đều khắp lòng chảo, bột láng càng mỏng bánh càng ngon.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 10
Xếp lên bề mặt một vài con tôm, thịt, thêm đỗ xanh, giá đỗ, cà rốt rồi đậy kín nắp chảo khoảng 2 phút để bột chín.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 11
Hạ lửa nhỏ và nghiêng thành chảo để phần rìa bánh khô giòn. Chiên lâu rìa bánh sẽ khô hơn và giòn lâu hơn.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 12
Dùng muôi gấp bánh xèo làm đôi, rán đến khi phần vỏ vừa ý thì tắt bếp gắp bánh xèo ra đĩa.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 13
Lần lượt làm như vậy cho đến khi hết bột bánh và phần nhân.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 14
Pha nước mắm chấm: Pha 1 phần nước mắm, 1 phần đường, 1 phần giấm và 5 phần nước. Cho thêm tỏi băm và ớt băm cũng như gia giảm nguyên liệu tùy khẩu vị.
cách làm bánh xèo miền Nam, miền Tây 15
Bánh dùng nóng với nước mắm chua ngọt, cà rốt và các loại rau sống ăn kèm như rau cải, rau xà lách, rau thơm.
Hy vọng với cách làm bánh xèo ba miền này sẽ giúp các bà nội trợ làm bữa ăn của gia đình thêm phong phú, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Chúc các bạn thành công!



·  Anngel

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Cách làm củ kiệu ngâm giòn giòn ngày Tết

Cách làm củ kiệu ngâm giòn giòn ngày Tết

Món kiệu chua ngọt được thực hiện với bàn tay khéo léo của bạn sẽ mang lại cho gia đình một mùa Tết sum vầy, ý nghĩa và hạnh phúc.

Kiệu ngâm với cách làm không cầu kỳ đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán như để nhắc nhở chúng ta về một truyền thống, một lịch sử lâu đời và tấm lòng tưởng nhớ về tổ tiên. Vị chua chua, ngọt dịu và giòn giòn của món kiệu ngâm chua ngọt sẽ giúp chúng ta ngon miệng hơn giữa những món mặn ngày Tết. Hơn thế nữa, không chỉ ngon miệng, Kkệu còn là loài thực vật tốt cho sức khỏe với tác dụng làm ấm bụng, chữa đầy hơi, điều hòa khí huyết.

Cách làm củ kiệu ngâm chua ngọt không khó!
Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 200g thành phẩm)
- 200g củ kiệu tươi
- 300g đường
- 80ml dấm
- 40g muối
- Muối hạt
 Cách làm củ kiệu ngâm giòn giòn ngày Tết - 1
Thực hiện:
Bước 1: Ngâm kiệu với muối hạt khoảng 8 tiếng để kiệu nhả chất dơ, cặn đen.
 Cách làm củ kiệu ngâm giòn giòn ngày Tết - 2
Bước 2: Rửa lại kiệu nhiều lần bằng nước sạch. Cắt bỏ phần rễ, chân và tước bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đem kiệu đi phơi nắng khoảng 6 tiếng.
 Cách làm củ kiệu ngâm giòn giòn ngày Tết - 3
Bước 3: Đun nóng ấm và khuấy đều hỗn hợp 1 lít nước, 300g đường, 40g muối, 80ml dấm đến khi hòa tan hoàn toàn. Xếp kiệu vào hũ, chế hỗn hợp nước ngâm ngập mặt, đậy kín, bảo quản nơi khô thoáng  ngày trước khi dùng.
 Cách làm củ kiệu ngâm giòn giòn ngày Tết - 4
Bước 4: Dọn kiệu ngâm chén, ăn cùng các món Tết như thịt kho, bánh chưng, thịt quay, giò, chả...
 Cách làm củ kiệu ngâm giòn giòn ngày Tết - 5
 Cách làm củ kiệu ngâm giòn giòn ngày Tết - 6
Lưu ý: Không nên cắt quá sát vào phần rễ và chân, sẽ khiến kiệu bị mềm và úng. Với cách làm củ kiệu ngâm này đảm bảo ai cũng thích.
 Cách làm củ kiệu ngâm giòn giòn ngày Tết - 7
Chúc các bạn thành công với cách làm củ kiệu ngâm giòn ngon cho cả nhà nhé!